Bối cảnh Chiến_tranh_Genpei

Chiến tranh Genpei là đỉnh cao của cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa hai gia tộc Taira và Minamoto nhằm giành quyền thống trị triều đình, và rộng hơn, là thống trị nước Nhật. Trong cuộc Nổi loạn Hōgen[1]Nổi loạn Heiji[2] các thập kỷ trước đó, nhà Minamoto cố giành lại quyền lực từ tay nhà Taira nhưng thất bại. Nhà Taira bắt đầu tiến hành hàng loạt cuộc hành quyết, cố tiêu diệt kẻ thù của mình.

Năm 1177, quan hệ giữa nhà Taira và Thượng hoàng Go-Shirakawa trở nên căng thẳng cao độ, và sau đó Thiên hoàng cố làm cuộc đảo chính để lật đổ Daijō Daijin (Thái Chính Đại Thần, tương tự như Thủ tướng), Taira no Kiyomori. Kiyomori đánh bại cựu hoàng và bãi bỏ hệ thống Insei (viện chính). Điều này làm nảy nở tinh thần chống nhà Taira mạnh mẽ.

Ngày 21 tháng năm 1180, Taira no Kiyomori đặt cháu trai mình, Antoku (lúc đó mới chỉ 2 tuổi), lên ngôi, sau khi Thiên hoàng Takakura thoái vị. Con trai của Go-Shirakawa, Hoàng tử Mochihito, cảm thấy rằng mình đã bị gạt ra khỏi vị trí chính đáng của mình trên ngai vàng, và, với sự giúp đỡ của Minamoto no Yorimasa, gửi lời hiệu triệu đến nhiều gia đình samurai và tu viện Phật giáo vào ngày 5 tháng 5.

Tháng 6, Kiyomori dời đô đến Fukuhara (ngày nay là Kobe), với hy vọng thúc đẩy giao thương với nhà Tống Trung Quốc, và ngày 15 tháng 6, Hoàng tử Mochihito chạy đến Kyoto trú ẩn ở Mii-dera.